Liquid Staking là gì? Đánh giá tiềm năng của Liquid Staking

Các hạng mục bài viết: Giao dịch Crypto  

Thẻ gắn: liquid staking  

Thời gian đăng bài: 2025-5-2

Bên cạnh cơ chế đồng thuận Proof of Work truyền thống, Proof of Stake đã ra đời và được nhiều mạng blockchain lớn trên thị trường sử dụng bởi những cải tiến vượt trội so với PoW. Tuy nhiên, cơ chế Staking cũng có nhiều điểm hạn chế và lúc này giải pháp Liquid Staking ra đời để có thể giải quyết những hạn chế đó. Chi tiết hơn Liquid Staking là gì, những lợi thế nổi bật mà dự án này mang lại sẽ được trình bày trong bài viết hôm nay.

Những điều cần biết về Liquid Staking

Liquid Staking là gì?

Liquid Staking là một công nghệ cho phép người dùng có thể Staking trực tiếp trên mạng lưới theo cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) sau đó nhận về token thanh khoản (LST). Các token LST này sẽ cung cấp cho người dùng quyền đóng góp vào thanh khoản ngay cả khi đang Staking token nào đó. Hiểu đơn giản thì quá trình này sẽ là người dùng stake một đồng coin A vào giao thức Liquid Staking và nhận một token X đại diện cho số coin A mà người dùng đã stake.

Cơ chế Liquid Staking là gì

Theo cơ chế truyền thống thì khi bạn Staking một đồng coin nào đó tức là bạn đang khóa số token đó để hỗ trợ cho quá trình bảo mật của giao thức. Liquid Staking như một bước  phát triển hơn cho công nghệ Staking. Công nghệ này đã mang đến cho người dùng trong thị trường blockchain một phương thức tiếp cận linh hoạt hơn khi khóa tài sản để đóng góp cho mạng lưới.

Lịch sử phát triển Liquid Staking

Từ cơ chế Staking truyền thống, Liquid Staking xuất hiện trên thị trường nhằm cải thiện những tồn tại của công nghệ truyền thống với token đại diện cho token đã Staking trong giao thức. Những token đại diện này có thể được sử dụng giao dịch cũng như sử dụng trong các giao thức DeFi. Tuy nhiên, công nghệ này thực sự bùng nổ hơn sau sự kiện The Merge, sau khi mạng Ethereum chuyển đổi cơ chế đồng thuận PoW sang PoS hoàn toàn đã đưa nhu cầu stake đồng ETH tăng mạnh mẽ. Công nghệ này vẫn đang trong quá trình phát triển và sẽ tiếp tục phát triển, đóng vai trò quan trọng trong các mạng lưới blockchain.

Lịch sử phát triển Liquid Staking

So sánh Liquid Staking và Liquid Restaking

Liquid Staking và Liquid Restaking có những khía cạnh tương tự nhau khiến nhiều người có thể nhầm lẫn nhưng thực tế chúng có những điểm khác biệt quan trọng giúp bạn có thể phân biệt chúng. Khái niệm Liquid Staking tập trung vào việc token hóa tài sản vừa có thể gia tăng thanh khoản mà vẫn mang lại cho những người stake có thể linh hoạt trong các hoạt động khác ngay cả khi chưa kết thúc chu kỳ stake. Trong khi đó, khái niệm Liquid Restaking nâng cao hơn khi kết hợp Liquid Staking và phần thưởng từ hoạt động khác, từ đó mang đến cho người dùng thêm lợi nhuận.

Lợi thế nổi bật của giải pháp Liquid Staking

Ngay trong phần đầu tiên của bài viết chắc hẳn bạn đã thấy được điểm nổi bật rõ ràng của Liquid Staking so với cơ chế Staking truyền thống. Đầu tiên chắc chắn là sự linh hoạt, với Liquid Staking người dùng vẫn có thể cung cấp thanh khoản mà vẫn có thể tham gia vào thị trường thanh khoản mà không cần hủy bỏ token đang Staking. Nhờ điều này mà có thể phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả hơn.

Đánh giá lợi thế nổi bật của Liquid Staking

Những lợi ích từ Liquid Staking không chỉ mang đến cho các cá nhân mà cho cả thị trường tiền điện tử nói chung. Với những đặc điểm đó nó có thể gia tăng ứng dụng tiền điện tử cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường này. Bởi lẽ cơ chế này sẽ thu hút thêm người tham gia vào thị trường khi vừa có thể tăng thanh khoản, nhận thưởng mà vẫn có thể tham gia giao dịch, sử dụng các nền tảng.

Làm thế nào để đánh giá dự án Liquid Staking tiềm năng?

Mỗi vai trò sẽ có những tiêu chí khác nhau để đánh giá tiềm năng của một dự án Liquid Staking. Cụ thể:

  • Những người tham gia Staking: Có thể đánh giá TVL của dự án, TVL của dự án càng cao thì càng nhiều khả năng là nó đang được cộng đồng các nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh đó, APY hay lợi nhuận hàng năm cũng sẽ cho biết người tham gia stake có thể nhận được sau khi kết thúc stake.
  • Những nhà đầu tư: Thông thường sẽ đánh giá tiềm năng thông qua các tiêu chí như vốn hóa thị trường hay cả TVL của dự án. Đồng thời nhiều nhà đầu tư cũng quan tâm tới mức độ lạm phát của token và động thái của những nhà tạo lập thị trường.

Cách đánh giá dự án Liquid Staking tiềm năng

Một số dự án Liquid Staking nổi bật trên thị trường

Liquid Staking đã được triển khai trên nhiều mạng lưới khác nhau nhưng theo dữ liệu tổng hợp từ trang thông tin tiền điện tử Defillama thì hiện tại Ethereum vẫn là sân chơi lớn nhất cho các dự án theo công nghệ này. Cái tên nổi bật nhất trong số đó phải kể tới Lido với TVL (Total Value Lock) lên tới hơn 21 tỷ USD, bỏ xa các đối thủ khác trong chính mạng lưới Ethereum.

Ngoài ra các mạng lưới khác cũng có những dự án Liquid Staking nổi bật như Jito trên mạng Solana với hơn 2.3 tỷ USD TVL hay Binance Staked SOL trên TRON với TVL lên tới hơn 1 tỷ USD.  Sự chuyển dịch cơ chế đồng thuận truyền thống PoW sang PoS đã tạo điều kiện cho công nghệ Liquid Staking phát triển hơn cũng như với lợi thế của mình mà Liquid Staking đã thu hút nhiều tài sản hơn, tiềm năng để phát triển các ứng dụng khác.